Những chiếc card đồ họa laptop đến từ nhà NVIDIA dường như đã khá quen thuộc với người dùng vì hiệu năng vượt trội cùng nhiều lựa chọn đa dạng. Vậy giữa MX350 và GTX 1650 có sự chênh lệch nào về hiệu năng hay không? Bài viết sau sẽ tiết lộ điều đó, hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
1. Thông số kỹ thuật của GTX 1650 Laptop và MX350 Laptop
Thông số và kết quả test 2 card đồ họa được tham khảo tại trang gpucheck.com – 1 chuyên trang thu thập dữ liệu toàn diện về các sản phẩm card đồ họa đang có mặt trên thị trường hiện nay.
Bài viết chỉ tập trung vào hiệu năng thuần của card đồ họa. Trải nghiệm thực tế của bạn có thể khác khi sử dụng CPU, RAM, bo mạch chủ khác với bài viết.
Các thiết lập test trong bảng dưới được thiết lập ở mức “Ultra Quality Settings – Cao nhất có thể ở các tựa game”
Các thuật ngữ bạn nên biết:
– FPS (frames-per-second) là một thuật ngữ chỉ số khung hình hiển thị trên mỗi giây. Chỉ số FPS càng cao chứng tỏ nhân đồ họa càng mạnh, trải nghiệm game sẽ mượt mà, ít giật lag.
– VRAM: còn gọi là video RAM, viết tắt của từ ‘Video Random Access Memory’ (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên video). VRAM được sử dụng để lưu trữ hình ảnh và video đang được máy tính hiển thị, đóng vai trò là bộ đệm giữa CPU và card màn hình. Khi hình ảnh được hiển thị trên màn hình, hình ảnh đầu tiên sẽ được bộ xử lý đọc và sau đó ghi vào VRAM.
MX350 Laptop | GTX 1650 Laptop | |
Năm ra mắt | 02/2020 | 04/2019 |
Bộ nhớ (VRAM) | 2 GB | 4 GB |
Average 1080p Performance | 29 | 39.9 |
Average 1440p Performance | 27 | 29.2 |
Average 4K Performance | 25 | 17.4 |
- GTX 1650 Laptop
Card đồ họa GTX 1650 được NVIDIA cho ra mắt vào năm 2019 với công bố rằng con chip này sẽ gánh vác nhiệm vụ cân bằng giữa hiệu năng và điện năng tiêu thụ cho người dùng nhờ được thiết kế theo lối kiến trúc Turing.
Kết hợp với đó là sự hỗ trợ của hỗ trợ NVIDIA Boost giúp cho con card này hoạt động mạnh mẽ. Đặc biệt, GTX 1650 là một phiên bản nâng cấp của GTX 1050, nên có hiệu năng cải thiện hơn 50% so với thế hệ tiền nhiệm.
Trên thị trường, con card đồ họa này thường được trang bị cho các laptop cho dân kỹ thuật thực hiện tác vụ có liên quan đến đồ họa hoặc sử dụng cho mục đích chơi game hay. Mặc dù không sở hữu nhiều công nghệ “đao to búa lớn”, nhưng nó vẫn đảm bảo hoạt đồng rất mượt mà, trơn tru và rất hiếm khi bị giật lag.
- MX350 Laptop
MX350 lại là một con card đồ họa thuộc trong phân khúc tầm trung và có độ nhận biết rộng rãi đối với công chúng được sản xuất bởi nhà NVIDIA vào năm 2020. Đây là VGA thế hệ sau của MX250 và có khả năng cho ra hiệu năng cao hơn MX250 khoảng 28%. Vì vậy, MX350 có khả năng hoạt động mạnh mẽ về tác vụ và mượt mà về đồ họa hơn “người anh già” của nó.
Nổi bật hơn hết là công nghệ NVIDIA GameWorks, với công nghệ này sẽ khiến cho các hiệu ứng như cháy nổ, đổ bóng, ánh sáng hay hình ảnh nhân vật được sát với thực tế, giúp cho người dùng có trải nghiệm chân thật và sinh động nhất.
Kết quả test game thực tế
Thông số và kết quả test 2 card đồ họa được tham khảo tại trang gpucheck.com – Tất cả các game trong bài test đều là setting ở mức “Ultra Quality – Cao nhất có thể ở các tựa game”
Card đồ họa các hãng khác nhau có TDP (điện năng tiêu thụ) khác nhau nên kết quả test có thể dao động tăng, giảm 10% so với thực tế.
- Kết quả test game độ phân giải Full HD (1920×1080)
Tên Game | GTX 1650 Laptop | MX350 Laptop |
Valorant | 80.6 | 129 |
League of Legends | 222.7 | 110 |
Counter-Strike: Global Offensive | 118.6 | 120.0 |
Grand Theft Auto V | 33.0 | 47.0 |
Assassin’s Creed Valhalla | 18.4 | 13.0 |
Cyberpunk 2077 | 18.4 | 14.0 |
Thông qua bảng kết quả trên, ta có thể thấy được rằng với tựa game thịnh hành như League of Legends thì con card GTX 1650 có màn thể hiện vượt trội hơn với 222.7 FPS, gấp đôi so với MX350 (120.0 FPS). Trong khi đó, điều ngược lại xảy ra ở tựa game Valorant với tốc độ khung hình đạt 129 FPS của MX350 và 80.6 FPS của GTX 1650.
Bên cạnh đó, ở tựa game Counter-Strike: Global Offensive và Grand Theft Auto V, GTX 1650 đều không thể vượt mặt MX350 với mức chênh lệch khoảng 10 FPS. Ngoài ra, đối với hai tựa game còn lại, MX350 lại khá yếu hơn trong kết quả thể hiện qua tốc độ khung hình.
Một số mẫu laptop chạy card đồ họa GTX 1650:
MSI Gaming GF63 Thin 11SC-665VN (i5-11400H/ 8GB/ 512GB/ VGA 4GB GTX1650/ 15.6″ FHD 144Hz/ Win11) 18.990.000đ Xem chi tiết | |
Lenovo IdeaPad Gaming 3 15ACH6 (82K201BBVN) (R5-5600H/ 8GB/ 512GB/ GTX 1650 4GB/ 15.6″ FHD 120Hz/ Win11) 20.990.000đ – Giá chỉ 20.490.000đ Áp dụng cho HS – SV Xem chi tiết | |
Acer Nitro 5 AN515-57-5669 NH.QEHSV.001 (i5-11400H/ 8GB/ 512GB/ GTX 1650 4GB/ 15.6″ FHD/ Win11) 20.990.000đ Xem chi tiết | |
HP Gaming VICTUS 16-e0177AX (4R0U9PA) (R5-5600H/ 8GB/ 512GB/ 16.1″ FHD 144Hz/ GTX 1650 4GB/ Win11) 22.990.000đ – Giá chỉ 17.990.000đ Áp dụng cho HS – SV Xem chi tiết |
- Kết quả test game độ phân giải 2K (2560×1440)
Tên Game | GTX 1650 Laptop | MX350 Laptop |
Valorant | 65.9 | 50 |
League of Legends | 123.7 | – |
Counter-Strike: Global Offensive | 99.1 | 50.0 |
Grand Theft Auto V | 22.9 | 3.0 |
Assassin’s Creed Valhalla | 16.0 | – |
Cyberpunk 2077 | 17.2 | 3.0 |
Qua các con số này, trước hết chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng GTX 1650 có khả năng hỗ trợ người dùng chơi nhiều game ở độ phân giải 2K hơn. Trong khi đó, MX350 lại khá hạn chế người chơi ở một số game với độ phân giải 2K. Bên cạnh đó, FPS của GTX 1650 mang lại đều cao vượt trội hơn so với MX350.
Một số mẫu laptop chạy card đồ họa MX350:
Dell Vostro 3510 (P112F002BBL) (i5 1135G7/ 8GB/ 512GB/ MX350 2GB/ OfficeHS/ Win11) 19.990.000đ – Giá chỉ 18.490.000đ Áp dụng cho HS – SV Xem chi tiết | |
Dell Vostro 15 3510 (7T2YC3) (i7-1165G7/ 8GB/ 512GB/ MX350 2GB/ 15.6″ FHD/ Win 11 + Office) 21.990.000đ Xem chi tiết |
Như vậy, bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin về hiệu năng gaming của cả hai VGA GTX 1650 và MX350 dành cho laptop. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cám ơn bạn đã xem bài viết.