Nền kinh tế trong nước và quốc tế đang không ngừng tăng trưởng, việc đầu tư vào đâu để sinh lợi cao mà lại hạn chế rủi ro hết mức có thể cũng vì thế mà càng được các doanh nghiệp chú trọng. Để đánh giá tính hình kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó hoặc hiệu quả của một phương án đầu tư, người ta sử dụng IRR.
Vậy bạn đã biết IRR là gì? Có vai trò như thế nào đối với người sử dụng? Và làm thế nào để tính IRR trên máy tính? Hãy theo dõi nội dung dưới đây.
1. IRR là gì và vai trò của IRR trong cuộc sống?
IRR – viết tắt của Internal Rate Of Return, là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Trong lĩnh vực tài chính IRR là tỷ lệ lợi nhuận của một doanh nghiệp, hay nói một cách dễ hiểu hơn đó là số liệu thống kê thông tin về lợi nhuận thu về so với phần vốn đã bỏ ra.
IRR được coi như công cụ hữu ích đo lường mức độ khả thi của dự án. Với cách tính IRR, các nhà đầu tư có thể xác định ngân sách vốn một dự án nào đó, khả năng sinh lời để quyết định đặt tiền đúng chỗ, tránh rủi ro không đáng có.
Về ưu điểm, IRR thuộc các hàm trong Excel dễ sử dụng bởi chúng độc lập với vốn. Với đơn vị tính toán là phần trăm, IRR giúp nhà đầu tư có nhận định trực quan thay vì phải quy đổi về đơn vị đo lường khác. Từ đó, thuận tiện trong việc đánh giá, so sánh ngay cả chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, IRR cũng có một số hạn chế khi còn liên quan đến NPV (Giá trị hiện tại thuần) khá phức tạp, dễ bị tác động bởi chỉ sổ thời gian,…
2. Mối quan hệ giữa IRR và NPV như thế nào?
Trước khi sử dụng công thức tính IRR, bạn cần biết một số khái niệm liên quan mà quan trọng nhất là NPV. Đây là cụm từ viết tắt của Net Present Value, nghĩa là Giá trị hiện tại thuần. IRR là một giá trị chiết khấu khiến cho NPV cũng như mọi dòng tiền đều đặn khác của dự án đầu tư trở về con số 0, hay nói một cách khác IRR là nghiệm của phương trình có giá trị NPV = 0.
IRR xác định theo tỷ lệ %, còn NPV miêu tả chính xác số tiền. Vì vậy trong một số trường hợp IRR không thực sự hiệu quả bằng NPV. Bạn nên sử dụng phương án tính IRR khi thực hiện đánh giá một dự án tại một thời điểm, không cần quá nhiều yếu tố kỹ thuật và thời gian, tỷ lệ chiết khấu và dòng tiền tương lai có phần giống nhau.
3. Công thức tính IRR
Khi IRR lớn hơn tỷ suất chiết khấu (chi phí sử dụng vốn) thì tại thời điểm đó có thể coi như dự án có lãi. Công thức tính IRR chính xác nhất là:
Trong đó ta có:
- Co: Là tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0)
- Ct: Biểu thị dòng tiền thuần tính tại thời điểm t (thường được tính theo năm)
- IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ tại thời điểm cần tính
- t: Thời gian thực hiện dự án.
- NPV: Giá trị hiện tại của dòng tiền dự án.
4. Hướng dẫn cách tính IRR trong Excel
IRR không dễ để tính toán phân tích, vì vậy người ta thường sử dụng hàm IRR trong Excel để tính IRR.
Cú pháp hàm của IRR trong Excel là: =IRR(values, [guess]).
Trong đó, Values là các giá trị nạp vào để tính toán gồm Giá trị đầu tư ban đầu (thường là 1 số âm) và những giá trị tiếp theo – chính là lợi nhuận hàng năm của dự án.
Guess là số phần trăm ước tính gần với kết quả của IRR, thường được mặc định là 10%.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể theo dõi ví dụ về cách sử dụng hàm IRR trong Excel tính tỷ suất sinh lời nội bộ của nội dung trong bảng dưới đây:
Bước 1: Nhập hàm theo công thức có sẵn, ở đây là: =IRR(C4:H4). Trong đó, Value là mảng tham chiếu từ ô C4 đến H4, còn Guess là 0,1 (tức là 10%).
Bước 2: Sau khi đã nhập hàm, bạn nhấn Enter để nhận kết quả và kiểm tra.
5. Lưu ý gì khi sử dụng hàm IRR trong Excel?
Có một số điều bạn cần lưu ý khi dùng Excel tính IRR:
- Để tính được tỷ suất hoàn vốn nội bộ thì các giá trị phải chứa ít nhất một giá trị dương và một giá trị âm.
- Các giá trị nạp vào để tính toàn (Values) là lợi nhuận hàng năm của dự án, bạn lưu ý nhập chúng theo trình tự thời gian.
- Microsoft Excel sử dụng kỹ thuật lặp để tính toán IRR cho bạn. Khi hàm IRR ra kết quả #NUM! thì có nghĩa giá trị bị lỗi, hãy thử thay đổi giá trị Guess để xem hàm IRR có tính ra kết quả hay không.
Mong rằng một số thông tin cơ bản trên đã giúp bạn hiểu được IRR là gì, cũng như ưu và nhược điểm của chỉ số này. Hãy áp dụng công thức tính IRR trong Excel vào công việc thực tế để đưa ra lựa chọn đầu tư thông minh, hoặc quản lý được hiệu suất hoạt động của công ty mình. Cám ơn bạn đã xem bài viết.